Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Tìm hiểu về những chiếc cổng Torii trong văn hóa Nhật Bản

Khi đến du lịch Nhật Bản, đến bất cứ nơi đâu du khách dễ dàng nhận thấy một cánh cổng sơn đỏ chói đặc trưng, xuất hiện trước lối vào của các đền thờ Thần Đạo. 
Cổng Torii được coi là nơi chuyển tiếp giữa vùng đất linh thiêng của thần thánh và thế giới phàm tục của con người. Hãy cùng Du lịch Á Châu tìm hiểu về chiếc cổng đặc biệt này nhé. 

Torii là một biểu tượng truyền thống của Nhật Bản

Cổng Torii
Truyền thuyết kể lại rằng, nữ thần mặt trời Amaterasu vì giận dỗi em trai mình đã trốn biệt vào trong hang, bà đã lấy đá lấp kín lối vào và không còn tỏa sáng nữa. Người dân Nhật lo sợ mặt trời không còn sưởi ấm trái đất trở lại thì tất cả bọn họ sẽ chết và đã nghĩ ra một cách. Họ dựng lên một cái sào bằng gỗ, để cho tất cả gà trống đậu lên đó và gáy ầm ĩ. 
Khi bọn gà trống kêu ầm ĩ đã gây ra sự tò mò cho vị nữ thần mặt trời và bà đã hé mắt nhìn ra ngoài hang. Ánh sáng của mặt trời xuyên qua kẽ hang và người ta tìm thấy chỗ bà ẩn nấp. Một sumo trong làng nhìn thấy đã chạy ra bê tảng đá chặn cửa hang lại để mặt trời lại tiếp tục tỏa sáng rực rỡ. Cây sào cho gà trống đậu ấy chính là cánh cổng torii đầu tiên. 
cổng torii
Cùng mang một dấu hiệu, một biểu tượng, nhưng Torii được xây dựng với rất nhiều phong cách và kiểu dáng khác biệt
Một truyền thuyết khác lại kể rằng khi ở trên thượng giới, nữ thần Amaterasu thường gửi vị sứ giả là một loài chim đi nắm tình hình và thông báo lại các sự việc nơi hạ giới, Torii hình thành để vị sứ giả nghỉ chân, và đó cũng là ranh giới ngăn cách giữa hai thế giới phàm tục và linh thiêng. Torii rất dễ nhận diện với hình tượng kiến trúc gồm hai cột trụ, gánh trên đó là hai thanh ngang tựa cánh chim vươn lên bầu trời. 
Ở Nhật Bản, cổng Torii là dấu hiệu chỉ lối vào nơi linh thiêng, vì thế khi đi dưới Torii, phải rửa tay thật sạch và ngậm nước trong miệng – hành động này biểu hiện sự thanh sạch và thánh hóa trước khi tiếp cận thần linh để cầu nguyện.
Cổng Torii
Theo thống kê có đến hơn 20 phong cách Torii khác nhau trên toàn nước Nhật. Đeo ngang trên hai cột trụ của Torii cũng thường thấy các sợi thừng bện từ rơm rất khéo léo, tinh tế, chi tiết đó được gọi là Shimenawa (Chú liên thừng). Bước qua Torii và Shimenawa sẽ đến con đường được gọi là Sando (Tham đạo) dẫn lối lên Jingu (Thần cung) – nơi các tín đồ Thần Đạo đảnh lễ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét