Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Các lễ hội truyền thống đặc trưng ở Nhật Bản


Các lễ hội ở Nhật Bản là các sự kiện mang tính truyền thống. Tuy rằng trong đó có một vài lễ hội có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chúng đã trải qua nhiều sự thay đổi bởi sự hoà trộn của văn hoá địa phương.

các lễ hội ở Nhật Bản
Không giống như những người dân có nguồn gốc Đông Á, Tết Truyền thống Nhật Bản không tổ chức Tết âm lịch mà đã được thay thế bằng Tết dương lịch từ cuối thế kỉ 19. 

Các lễ hội ở Nhật Bản

Các lễ hội ở Nhật Bản thường được tổ chức với 1 hoặc 2 sự kiện chính, gồm các hoạt động ăn uống, giải trí và các trò chơi đầy màu sắc. Một vài lễ hội khác thì được tổ chức quanh đền chùa, và những cuộc thi thể thao xung quanh. Hãy cùng Tournhatban.com tìm hiểu một số lễ hội đặc trưng của đất nước mặt trời mọc và chuẩn bị lựa chọn cho mình một tour du lịch Nhật bản giá rẻ thích hợp với mình nhất nhé.

Các lễ hội nhiều ngày

• Setsubun : phân mùa (bắt đầu mỗi mùa trong năm)
• Ennichi : lễ hội chùa (ngày linh thiêng này có liên hệ đến Kami hay Buddha)

Các lễ hội có ngày cố định

• Seijin Shiki : Ngày thêm tuổi mới (Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1)
• Hinamatsuri : Lễ hội búp bê (ngày 3 tháng 3)
• Hanami : Lễ hội ngắm hoa (cuối tháng 3 đầu tháng 4)
• Tanabata : Lễ hội sao (ngày 7 tháng 7)
• Shichi-Go-San: Lễ hội cho trẻ ở độ tuổi 3, 5,7 (ngày 15 tháng 11)
• Ōmisoka : Đêm giao thừa (31 tháng 12)

Mừng năm mới

Lễ mừng năm mới Oshōgatsu là lễ hội thường niên, quan trọng và phức tạp ở Nhật được tổ chức tử ngày 1-3 tháng 1. Trước ngày mừng năm mới, nhà cửa được lau dọn, nợ nần được trả, và osechi được mua hoặc chuẩn bị. Thức ăn osechi là những thức ăn truyền thống được chọn vì kiểu dáng và màu sắc, hoặc đôi khi là những cái tên may mắn với hy vọng mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân trong suốt thời gian năm mới, ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Những ngôi nhà được trang trí và lễ hội được tổ chức để gia đình tụ họp, thăm đền chùa và gọi điện hỏi thăm bạn bè cùng người thân. Ngày đầu tiên của năm mới (ganjitsu) thường được sử dụng để ở bên các thành viên còn lại của gia đình.
Mọi người đều cố thức và ăn toshikoshisoba, mì soba lúc nửa đêm rồi đến chùa đạo Phật hay cầu nguyện ở các đền của đạo Shinto. Theo truyền thống thì mỗi người nên thăm ba đền hoặc chùa trong ngày đó. Đó được gọi là sansha-mairi. Ở cung điện hoàng gia lúc bình minh ngày 1 tháng 1, nhật hoàng sẽ hoàn thành một số lễ nghi shihohai, được tổ chức trang trọng, trực tiếp tại các đền chùa và lăng tẩm hoàng gia để cầu “quốc thái dân an”. Vào ngày 2 tháng 1, dân chúng được cho phép vào thăm qua hoàng cung. Vào ngày 2 và 3, những người quen biết đến thăm hỏi và cùng uống otoso. Một vài trò chơi vào ngày Tết là kuruta, hanetsuki, tako age và komamawashi.
Người chơi tham gia chủ yếu để cầu mong sự may mắn cho cả năm. Trao đổi thiệp chúc cho năm mới là một nhu cầu quan trọng vào ngày Tết. Cũng có một khoảng lì xì dành cho trẻ con gọi là otoshidama. Các lối vào nhà ngày Tết được trang trí bằng kagami-mochivà kadomatsu

Lễ hội búp bê

Được tổ chức ngày 3/3 hàng năm, Lễ hội búp bê còn có những tên gọi đáng yêu khác là Sangatsu Sekku, Momo Sekku, Joshi no Sekku
Lễ hội búp bê
Đây là ngày những gia đình Nhật cầu mong sự hạnh phúc và giàu có cho những bé gái và giúp đảm bảo rằng chúng sẽ lớn lên khoẻ mạnh và xinh đẹp. Lễ hội được tổ chức cả ờ trong nhà lẫn ngoài bãi biển. Cả hai phần đều có ý nghĩa bảo vệ tâm hồn những bé gái khỏi tà ma. Những bé gái sẽ mặc những bộ kimono đẹp nhất và đến thăm nhà bạn bè. Những bậc thang để trưng bày hina ningyō được đặt trong nhà và các gia đình tổ chức lễ hội với bữa ăn đặc biệt với hishimochi và shirozake.

Lễ hội văn hoá Nhật Bản Bunkasai

Lễ hội Bunkasai hàng năm được tổ chức ở hầu hết các trường học trên toàn Nhật Bản từ trường trung học đến đại học, nơi mà học sinh thể hiện những thành công thường ngày. Mọi người muốn đến trường để xem hoạt động trường học và không khí ở đó. Cha mẹ cũng muốn đến chứng kiến những thành quả của con mình.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người đến lễ hội văn hoá vì sở thích. Thức ăn được phục vụ ở những lớp học hoặc phòng tập thể dục. Chúng được trang trí giống như các nhà hàng và quán cà phê tạm thời. Khiêu vũ, nhạc hội và diễn kịch có thể được biểu diễn bởi những cá nhân tình nguyện hoặc các câu lạc bộ của trường như câu lạc bộ khiêu vũ, nhóm ca hát, nhóm nhạc cụ, và câu lạc bộ kịch.
Lễ hội văn hoá là một hoạt động vui chơi nhưng gần như cũng là cơ hội duy nhất mỗi năm cho những học sinh tìm hiểu cuộc sống ở những ngôi trường khác. Nó cũng là một dịp để làm giàu cuộc sống con người bằng các mối quan hệ xã hội.

Hanami

Lễ hội Hanami được diễn ra trong khoảng tháng 4, du khách đến đây sẽ được tham quan và dã ngoại để thưởng thức hoa, đặc biệt là hoa anh đào rất được ưa chuộng. Ở một vài nơi, tiệc thưởng hoa được tổ chức vào một ngày truyền thống cố định. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong suốt mùa xuân. Nghệ thuật thưởng hoa này đã có một tầm quan trọng lâu dài trong văn học, ca múa và nghệ thuật của người Nhật. Ikebana cũng là một phần thiết yếu trong văn hoá Nhật và được phổ biến rộng rãi trong xã hội hiện nay. Một vài hoạt động chính trong thời gian lễ hội này là chơi trò chơi, nghe dân ca, trình diễn hoa, diễu hành, nhạc hội, kimono, những sạp bán thức ăn và những thứ khác, những đám rước tuyệt đẹp và các nghi thức tôn giáo. Những gia đình thường đi ra ngoài để ngắm hoa anh đào.

Lễ hội “7-5-3″

Lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 9, những cậu bé năm tuổi và những cô bé ba hoặc bảy tuổi được đưa đến các đền thờ địa phương để cầu xin cho sự yên bình và sức khoẻ trong tương lai. Lễ hội bắt nguồn từ niềm tin rằng những đứa trẻ ở độ tuổi này rất dễ gặp phải những điều không may và vì lẽ đó cần một sự bảo vệ của thần linh. Chúng thường mặc trang phục truyền thống vào dịp này và thăm đền thờ. Nhiều người mua chitose-ame được bán tại các chùa.

Tanabata

Nó có nguồn gốc từ một truyện truyền thuyết dân gian Trung Quốc kể về 2 ngôi sao Weaver Star. Họ là những người yêu nhau nhưng chỉ gặp nhau đúng một lần trong năm và đêm thứ 7 của tháng 7 miễn là sông Ngân Hà không có mưa hoặc lũ. Cái tên Tanabana đến từ tên một thiếu nữ đồng trinh được tin là đã may trang phục cho các vị thần. Người ta thường viết những điều ước và khát vọng tình yêu lên một tờ giấy dài và treo lên một nhành trúc với những món đồ trang sức nhỏ.

Ōmisoka

Lễ hội được tổ chức vào ngày 31 tháng 12, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa (Ōsōji) để chào đón năm mới với mục đích tránh những thứ ô uế làm ảnh hưởng. Nhiều người thăm đền chùa để nghe 108 tiếng chuông rung vào nửa đêm (joya no kane). Điều đó thông báo năm cũ đã qua và năm mới bắt đầu. Bởi vì tín đồ Phật giáo tin rằng con người phải trải qua 108 dục vọng và đam mê (bonnō). Cứ một tiếng chuông rung lên là một dục vọng sẽ qua. Ngoài ra người ta thường ăn zaru-soba với hy vọng vận mệnh gia đình sẽ dài lâu như sợi mì vậy.
Nguồn: daythi.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét