Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn van-hoa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Lễ hội phao siêu độc đáo chỉ có ở Nhật Bản

 Lễ hội Neputa sẽ là trải nghiệm đưa du khách tới thế giới đầy sắc màu, đậm chất xứ sở hoa anh đào với những chiếc phao khổng lồ và nhiều hình thù ấn tượng.

Khác với bất kỳ lễ hội nào khác trên thế giới, lễ hội Neputa là cuộc diễu hành những chiếc phao khổng lồ trên đường phố. Sự kiện thường được tổ chức tại ba thành phố Amori, Hirosaki và Goshogawara (Nhật Bản). Lễ hội Neputa dần trở thành một địa điểm quen thuộc của du khách khi đến với Nhật Bản vào tháng 8 hàng năm, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 7. 

Không chỉ gây ấn tượng với kích thước khổng lồ, những chiếc phao nhiều màu sắc còn tạo dấu ấn nhờ thiết kế phức tạp, được lấy cảm hứng từ lịch sử, truyền thuyết và văn hóa Nhật Bản. Cụ thể, hình ảnh thường gặp ở lễ hội là samurai, quái vật và các nhân vật thần thoại.

Những chiếc phao này có tên tiếng Nhật là tachineputa, với "tachi" có nghĩa là "đứng", trong khi "neputa" miêu tả hình dạng của những chiếc phao nhiều sắc màu. Tachineputa càng trở nên đặc biệt tại thành phố Goshogawara. Chúng được di chuyển bằng cách kéo dây thừng và thay đổi hướng bằng cách xoay, dù phải đi qua những con phố hẹp. 

Theo Japan Travel, mỗi chiếc tachineputa có thể nặng tới 19 tấn với chiều cao khoảng 23 m, tương đương với một tòa nhà 7 tầng. Những chiếc phao khổng lồ được thiết kế 3D sinh động và chi tiết với màu sắc hài hòa. Mỗi chiếc phao được nổi bật với tông đỏ ấn tượng, được sử dụng nhiều trong những sự kiện truyền thống của xứ sở hoa anh đào.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng sự kiện truyền thống này có một thời gian dài "biến mất" trong danh sách những lễ hội truyền thống của Nhật Bản. Theo Oddity Central, lễ hội Neputa được ghi nhận bắt đầu xuất hiện từ năm 1907. Thời gian đầu, đây là cuộc đua giữa các địa chủ giàu có. Tuy nhiên, vào những năm 1920, các đường dây cao áp xuất hiện. Những chiếc phao khổng lồ bị mắc vào các dây điện, gây ra hỏa hoạn và phá hủy các bản thiết kế ban đầu. 

Trên con phố nơi các cuộc diễu hành được diễn ra, không khí được khuấy động hơn bao giờ hết. Cũng theo Japan Travel, bên cạnh âm nhạc và tiếng trống taiko vang rền giữa bầu trời đêm, những người tham gia lễ hội sẽ hô to "yatte-mare, yatte-mare!", nghĩa là "hãy lấy chúng đi!". Điều này đã bắt đầu khi lễ hội Neputa còn là những cuộc thi giữa các nhóm, tiếng hô thể hiện quyết tâm chiến thắng của từng nhóm tham gia thi đấu. 

Không thiếu những lễ hội với các cuộc diễu hành ấn tượng, đầy sắc màu, nhưng chắc chắn sẽ không nơi nào có lễ hội phao khổng lồ ấn tượng như lễ hội Neputa của Nhật Bản. Có thể nói đây là một trong những dấu ấn đậm chất Á Đông đặc biệt mà du khách không thể bỏ qua khi có cơ hội ghé thăm xứ sở mặt trời mọc vào thời điểm lễ hội Neputa diễn ra

Nguồn: Zingnews

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Tìm hiểu về các trò chơi truyền thống của Nhật bản

Mặc kệ sự phát triển và sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của các loại hình trò chơi hiện đại thì những trò chơi truyền thống Nhật Bản vẫn khiến trẻ em cùng một phần người lớn say sưa. Các trò chơi truyền thống đều mang tính khuyến khích sự phát triển khả năng vận động và phối hợp giữa các giác quan và rèn luyện khả năng tập trung, sự khéo léo.

Các loại trò chơi truyền thống của Nhật Bản

Gợi ý: Mời các bạn xem thêm các tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ mừng năm mới 2016

Trò Karuta

Karuta có hình chữ nhật, giống với những bộ bài Tây, nhưng trong một hộp karuta có vài tá quân bài. Như một khía cạnh tiêu biểu cho văn hóa Nhật bản, chúng được in trên mình những hình ảnh, chữ viết, thậm chí cả những bài thơ.
Iroha karuta là một trong những cách chơi phổ biến của trò này, một người được chỉ định sẽ đọc những gì viết trên quân bài đó, trong khi đó những người cùng chơi ngồi xung quanh, chia bộ bài theo kí tự đầu tiên, hay một số từ cùng với một bức ảnh. Khi người được chỉ định bắt đầu đọc những từ ghi trên bài, các người chơi sẽ tìm ra quân bài tương xứng trong đống bài trước mặt. Người chiến thắng là người có nhiều quân bài nhất.

Trò Koma (Cù, con quay)

Cũng giống với trò con quay ở Việt Nam, để chơi trò Koma bạn phải làm cho nó quay bằng tay hoặc bằng một sợi dây buộc kín quanh thân con quay rồi ném vào con quay của đối phương ra ngoài cái vòng. Koma của Nhật Bản thường được làm bằng gỗ hoặc thép, được du nhập từ trung quốc cách đây hơn 1000 năm.
Trò Koma thịnh hành nhất ở Nhật Bản là trong thời Edo, Các trận đấu Koma rất thịnh hành. Ngày nay, đã có rất nhiều loại Koma được sản xuất tại Nhật Bản, bao gồm cả những loại quay gây tiếng ồn, hay những loại quay rất nhanh nữa.

Trò Kendama

Kendama là một loại đồ chơi truyền thống Nhật Bản được ưa chuộng và chơi phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Mang một ngoại hình đơn giản, nhưng Kendama là một trò chơi của sự kết hợp giữa trí tụê và sự khéo léo, có đến hơn 1000 kĩ thuật khác nhau để điều khiển trò Kendama, bạn sẽ phải điều chỉnh quả bóng đi đúng theo ý của mình.
Các bạn có thể bắt gặp những người chơi Kendama ở khắp mọi nơi và bất kì đâu, dù là nam hay nữ, già hay trẻ. Ngày nay Kendama đang là một môn thể thao được thi đấu trên toàn nước Nhật.
Các bạn tham gia chơi Kendama đều rất phấn khởi và nhiệt tình với trò chơi truyền thống của Nhật bản này. Các tiếng cười vui liên tục được cất lên.
Hiệp hội Kendama Nhật Bản mong muốn thúc đẩy giao lưu văn hóa bằng cách phát triển kendama trở thành môn thể thao nổi tiếng trên toàn thế giới .

Trò Menko (ném đĩa)

Memko là trò chơi chủ yếu dành cho các bé trai, xuất hiện ở Nhật Bản từ năm 1700. Những hình được in trên các đĩa thường là hình của những diễn viên, những nhân vật hoạt hình, những người nổi tiếng hoặc có thể là hình của những người chơi thể thao.

Trò Fukuwarai

Lễ hội mừng xuân ở Nhật sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi trò chơi Fukuwarai, trong khi chơi, người chơi sẽ bị bịt mắt và được yêu cầu đặt những mảnh giấy có hình miệng, mũi, mắt, lông mày… lên đúng vị trí của một bức hình khuôn mặt chưa có mắt mũi gì cả.
Trò chơi này thịnh hành vào cuối thời Edo (1603-1868) , cho tới khoảng những năm 1960, người dân Nhật Bản, và hầu hết là trẻ em, mới bắt đầu chơi trò này ở nhà.

Trò Hanetsuki

Hanetsuki ra đời cách đây khoảng 500 năm, đây là trò chơi truyền thống dành riêng cho các bé gái Nhật BảnTrò Hanetsuki chơi gần giống với cầu lông, tuy nhiên không dùng lưới. Trò này được chơi rất thịnh hành trong một thời gian dài.
Cái vợt được làm từ gỗ, có hình chữ nhật và được gọi là hagoita, còn quả cầu được làm từ một hạt gắn lông chim.  Vợt hagoita được trang trí bằng nhiều hình ảnh: thiếu nữ trong trang phục kimono truyền thống, diễn viên kịch Kabuki, vân vân… Có nhiều trẻ em Nhật Bản chơi hanetsuki say sưa thì có rất nhiều người chỉ đơn thuần sưu tầm vợt hagoita để trang trí.
Hãy nhanh tay truy cập website của chúng tôi và đặt cho mình những tour du lịch Nhật bản giá rẻ với hành trình đầy hấp dẫn đến đến và tự mình cảm nhận và hòa mình vào những trò chơi truyền thống thú vị bạn nhé.

Tìm hiểu về các loại bánh truyền thống Nhật Bản

Không quá lạm dụng vào gia vị, Các loại bánh truyền thống Nhật Bản chú trọng vào việc làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết từ  tự nhiên. Đặc biệt hơn, khi thưởng thức các món ăn của Nhật Bản các bạn sẽ còn thấy cả “vẻ đẹp” của nghệ thuật chắt lọc tinh túy chứa đọng trong đó.

Các loại bánh truyền thống Nhật Bản

Đất nước hoa Nhật Bản có vô cùng nhiều loại bánh truyền thống thơm ngon, nhưng nếu muốn thưởng thức các loại bánh vừa ngon và đẹp thì không thể không nhắc đến những món tiêu biểu dưới đây:
Xem thêm: Những thông tin tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ, khuyến mại liên tục cập nhật phục vụ quý du khách

Bánh Mochi

Bánh Mochi tượng trưng cho sự may mắn và thịnh vượng nên thường được ăn trong ngày tết hay những ngày xum họp gia đình ở Nhật Bản. Bánh có hình dạng tròn, thường là màu trắng truyền thống của bột gạo hoặc các màu xanh, hồng, vàng của rau quả. 
Vỏ bánh Mochi rất mềm và mịn, có vị ngọt nhẹ nên rất dễ ăn. Nhằm đa dạng và phù hợp với khẩu vị của nhiều người, nhân bánh Mochi đã được biến đổi và phong phú hơn rất nhiều.
Ngày nay, bánh Mochi không chỉ nổi tiếng ở đất nước Nhật Bản mà ngày càng được các nước trên thế giới đón nhận và đánh giá là một trong những món bánh ngon nhất thế giới.

Bánh ngọt Wagashi

Các món bánh truyền thống của Nhật Bản từ lâu đời đều được gọi chung là Wagashi. Tên gọi Wagashi được đặt dựa theo nguồn gốc và cách trình bày món ăn, có nghĩa là Vẻ đẹp tự nhiên. Bánh Wagashi thường được làm từ bột nếp, nhân đậu đỏ và hoa quả, được trình bày đẹp mắt, dùng trong các tiệc trà đạo .
Wasaghi được xem là đại diện cho nét tinh hoa, nghệ thuật Ẩm thực của Nhật Bản. Nếu ai đã từng xem bộ phim truyền hình Asuka thì sẽ không khỏi ngỡ ngàng về sự hoàn hảo đến tuyệt mỹ của loại bánh này.
Ăn bánh Wasaghi không chỉ dùng đến vị giác mà còn phải dùng tất cả 5 giác quan mới cảm nhận hết sự tinh túy, kì diệu của chiếc bánh này.

Bánh rán Doremon (Dorayaki)

Những “tín đồ” của bộ truyện tranh Doremon chắc chắn đã quá quen thuộc với chiếc bánh rán vô cùng hấp dẫn này. Bánh rán Dorayaki có hình dạng giống như một chiếc bánh bao, ngày nay không chỉ người dân đất nước này mà còn có rất nhiều các bạn trẻ các nước Châu Á yêu thích.
Nguyên liệu chính của Bánh Dorayaki là bột mỳ và trứng, nhân là đậu đỏ, tuy nhiên có thể biến đổi là đậu xanh hoặc khoai môn để hợp khẩu vị. Đặc biệt nhân bánh làm từ đậu đỏ sẽ có vị ngọt khá thanh, ăn không ngấy. Bánh có thể dùng để ăn sáng với một cốc sữa hoặc ăn vặt nhâm nhi với một tách trà đều rất tuyệt.

Bánh Xèo Nhật Bản

Nếu như bánh Wasaghi được xem là đại diện cho nét tinh hoa đầy nghệ thuật và quyến rũ thìbánh xèo Nhật Bản lại đại diện cho sự đơn giản, tinh tế. Bánh xèo Nhật Bản là sự hòa quyện của rau, tôm, thịt, trứng gà, mực, bạch tuộc, mì sợi, bắp cải, rong biển.
 Những chiếc bánh truyền thống Nhật Bản này đã thể hiện sự tinh tế, cầu kỳ từ những thứ tưởng như vô cùng nhỏ nhặt trong cuộc sống, hơn nữa còn chứng tỏ một tinh thần yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên thiên trong mỗi con người Nhật Bản. 
Bạn có thể truy cập vào đường link chuyên tour du lịch Nhật Bản giá rẻ để có thể "săn" cho mình những chương trình tour Nhật Bản khuyến mãi khám phá đất nước mặt trời mọc vô cùng thú vị. Cùng với đó là dịp để bạn được thưởng thức hết những món bánh này và lưu lại những hình ảnh vô cùng đáng nhớ nhé!
Nguồn: tournhathan.vn

Tìm hiểu về các loại búp bê truyền thống của Nhật Bản

Trong quan niệm của người dân Nhật Bản thì búp bê không chỉ là một món đồ chơi của trẻ em đơn thuần mà còn mang nhiều giá trị tâm linh sâu sắc. Hãy cùng tìm hiểu về các loại búp bê truyền thống của Nhật Bản vô cùng độc đáo và thú vị này nhé.

Búp bê Daruma

Daruma là một loại búp bê truyền thống rất nổi tiếng, nó tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và ước mơ và gắn liền với các ngày lễ tết và. Một trong những đặc trưng được ưa chuộng nhất của Búp bê Daruma là cái hình thể khiến nó có thể bật dậy ngay sau khi bị ngã (giống con lật đật), điều đó có ý nghĩa rằng ngay cả khi chúng ta sa cơ thất thế, chúng ta vẫn có thể vươn lên.
Khi bày bán, búp bê Daruma thường chưa được vẽ mắt, người Nhật khi mua nó về sẽ vẽ một con mắt vào Daruma khi họ ước điều gì đó, con mắt kia chỉ được vẽ vào khi điều ước của họ đã trở thành sự thật.
Xem thêm: Khám phá những hành trình du lịch Hàn Quốc giá rẻ cùng gia đình

Búp bê Kokeshi

Là loại búp bê được làm từ gỗ và thường không có tay chân, chỉ có một cái đầu lớn và cơ thể hình trụ và mang hình dạng cô gái nhỏ. Loại búp bê này vốn là đồ chơi của trẻ em nhà nông

Tuy nhiên, cho đến nay thì búp bê Kokeshi trở thành một món đồ lưu niệm Nhật bản được khách du lịch Nhật Bản yêu thích và chọn mua trong các hành trình, một món hàng mỹ nghệ nổi tiếng bậc nhất tại Nhật Bản. 

Búp bê Teru teru bozu

Teru teru bozu được làm từ giấy trắng hoặc vải bông. Nó được xem như một loại bùa có khả năng mang lại thời tiết tốt và làm cho trời mưa tạnh. 

Búp Bê Musha

Búp bê Musha được chế tác cầu kỳ hơn vì búp bê này thường được khắc họa trong các tư thế sinh động như nếu ngồi phải có ghế, đứng hay đang cưỡi ngựa phải kèm theo áo giáp, mũ đội đầu và vũ khí, những thứ này được làm bằng giấy quét sơn mài hoặc đúc kim loại.

Búp bê Hina

Một bộ búp bê Hina đầy đủ phải có ít nhất 15 con trong trang phục truyền thống, thể hiện đủ tính cách, đặc biệt sẽ có ít nhất một cặp búp bê nam và nữ tượng trưng cho Nhật hoàng và Hoàng hậu.
Búp bê Hina truyền thống của Nhật Bản có thân hình chóp tinh xảo với nhiều lớp vải bọc cầu kì quanh một khối hình làm bằng rơm hay gỗ.

Búp bê Gosho

Búp bê Gosho thường cởi trần nhằm khắc họa những em bé tròn trịa, mũm mĩm, đáng yêu. Loại búp bê này được chạm trổ từ gỗ cây liễu và được trang trí với những mảnh trang phục nhỏ.

Búp bê Kimekomi

Búp bê Kimekomi truyền thống được làm từ những mẩu gỗ đẽo gọt, chạm trổ, còn với nhữngbúp bê Kimekomi hiện đại thì là bọt chất dẻo. Khuôn mặt của những loại búp bê này thường được khắc họa vẻ đẹp cổ điển với mái tóc đen huyền, khuôn mặt tròn, bầu bĩnh.
Búp bê Kimekomi là hình ảnh đại diện cho những thiếu nữ Nhật thời xưa, dịu dàng, e ấp trong bộ kimono truyền thống. Ngày nay búp bê này là một sản phẩm mỹ nghệ phổ biến với những chiếc đầu búp bê với nhiều kiểu tóc đa dạng khác nhau có thể được mua tách rời để về ghép v

Búp bê Gogatsu

Búp bê Gogatsu thường được bày trí trên bàn thờ vào ngày Tết Bé trai với ý nghĩa cầu chúc các bé mau lớn, khoẻ mạnh. Búp bê của bé trai có hình dáng của lực sĩ hoặc chiến binh dũng mãnh.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Tìm hiểu về lễ hội đèn lồng Obon

Lễ hội đèn lồng Obon truyền thống của người Nhật Bản được tổ chức vào mùa xuân hoặc thu hàng năm với ý nghĩa chính là để con cái bày tỏ lòng hiếu thảo, báo hiếu công ơn sinh thành, giáo dục của cha mẹ và tổ tiên.

Lễ hội đèn lồng Obon

Lễ hội đèn lồng Obon ở Nhật Bản thường được tổ chức kéo dài trong ba ngày, có những khi lại kéo dài cả tuần lễ, nên được gọi là Tuần lễ Obon. Nghi thức cử hành lễ Obon được thực hiện theo lời Đức Phật Thích Ca đã dạy trong kinh Vu-lan-bồn, diễn tả sự tích ngài Mục Kiền Liên, một vị Đại đệ tử thần thông đệ nhất của Đức Phật, cứu mẹ mình thoát khỏi cảnh khổ của kiếp ngạ quỷ đói khát nhờ vào pháp Vu-lan-bồn.
Ý nghĩa ban đầu của lễ hội là để bày tỏ lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, để báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục cao dày của cha mẹ và tổ tiên. 
Vào dịp lễ hội Obon, mọi người dù có đi đâu cũng đều trở về quê hương của mình, đoàn tụ với người thân trong gia đình để cùng bày tỏ lòng thành kính tri ân, lòng hiếu thảo đến tổ tiên, ông bà. Cũng trong những ngày này, người Nhật dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dâng cúng hoa quả, phẩm vật lên bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên ở trong nhà.
Trong ngày đầu tiên (gọi là ngày đón mừng lễ hội), người ta treo và thắp sáng các lồng đèn ở phía trước căn nhà, đi thăm viếng lăng mộ của người thân đã quá cố và quét dọn vệ sinh, tu sửa lăng mộ và mời linh hồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng về đoàn tụ với con cháu.
Vào ngày cuối cùng (ngày tạm biệt lễ hội), người ta đem lồng đèn đến thả ở các sông, hồ, các bờ biển, xem như là để tiễn đưa linh hồn của người quá cố về với thế giới của họ. Thông thường, trong đêm thả lồng đèn, người ta còn đốt pháo hoa.
Cũng trong dịp lễ hội đèn lồng Obon này, tín đồ Phật tử thường dâng cúng phẩm vật lên chư Tăng để nhờ chư Tăng cầu nguyện và hồi hướng phước đức cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng, cầu nguyện cho họ được thoát khỏi chốn khổ đau, thoát khỏi cái khổ bị treo ngược, thác sinh về những cảnh giới an lành.
Nguồn: tournhathan.vn

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Những lễ hội độc đáo chỉ có ở Nhật Bản

Không chỉ nổi tiếng với các điểm du lịch mùa thu tuyệt đẹp, Nhật Bản còn được nhiều du khách biết đến với những lễ hội truyền thống dị thường không giống đâu, cùng Du lịch Á Châu khám phá và trải nghiệm với các lễ hội ở Nhật Bản cùng độc đáo bạn nhé.

Những lễ hội độc đáo ở Nhật Bản

1. Lễ hội Kanamara Matsuri (lễ hội của quý)

Thường được gọi với cái tên lễ hội của quý, Kanamara Matsuri được tổ chức hàng năm vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 4 ở Kawasaki. Đến với lễ hội của quý du khách có thể bắt gặp những hình ảnh dương vật trên đủ mọi loại hàng hóa, từ tranh ảnh, trang sức tới kẹo, đồ ăn… Tâm điểm của lễ hội là rước ba tượng dương vật, một tượng làm từ gỗ, một tượng làm từ sắt và một tượng điêu khắc màu hồng được khênh bởi những người đàn ông ăn mặc như phụ nữ.
lễ hội của quý
Theo tương truyền, con quỷ nấp trong âm hộ của một phụ nữ đã cắn đứt dương vật của người chồng vào đêm tân hôn, sau đó cô đã đến nhờ một thợ rèn nhờ đúc dương vật thép để làm gẫy răng con quỷ. Dương vật thép được thờ trong trong ngôi đền mà sau này nhiều gái bán hoa tìm đến để cầu nguyện cho bản thân tránh khỏi bệnh tật. Ngoài ra, lễ hội này còn để cầu có con cũng như sinh nở mẹ tròn con vuông.

2. Lễ hội Yukake Matsuri

Lễ hội Yukake Matsuri
Lễ hội Yukake Matsuri diễn ra tại những thành phố có suối nước nóng, vào ngày diễn ra tất cả nam giới không phân biệt già trẻ sẽ đóng khố và tụ tập vào sáng sớm, sau đó té nước nóng vào người nhau.

3. Lễ hội Onbashira Matsuri

Lễ hội Onbashira Matsuri
Lễ hội Onbashira Matsuri 7 năm mới được tổ chức một lần tại Suwa, tỉnh Nagano, Nhật Bản. Trước khi lễ hội diễn ra người dân sẽ vào một khu rừng gần đó và chọn 16 cây to để làm cột cho ngôi đền địa phương. Sau khi đốn hạ, họ sẽ thả những thân cây xống một sườn dốc sau đó những người đàn ông mặc lễ phục sẽ nhảy lên những thân cây đang trượt xuống, rất nhiều thương tích đã sảy ra, thậm chí có người đã bị thiệt mạng nhưng truyền thống này vẫn tiếp diễn.

4. Lễ hội Hadaka Matsuri (lễ hội khỏa thân)

Lễ hội Hadaka Matsuri
Ở Saidaiji, diễn ra vào những ngày lạnh nhất trong năm thường là tháng 2, những nam giới khi tham gia lễ hội sẽ đóng khố, cởi trần uống rượu sake để thanh tẩy, sau đó chạy nhảy và la hét để làm nóng người

5. Lễ hội Nakizumou Matsuri

Lễ hội Nakizumou Matsuri
Lễ hội Nakizumou Matsuri được tổ vào mùa xuân hàng năm tại các ngôi đền trên khắp Nhật Bản, tham gia lễ hội những em bé sẽ được các võ sĩ sumo bế và sau đó chúng sẽ bị dạo cho khóc thét lên. Người Nhật họ tin rằng, những đứa trẻ khóc càng to thì chúng sẽ càng gặp nhiều may mắn.

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Các lễ hội truyền thống đặc trưng ở Nhật Bản


Các lễ hội ở Nhật Bản là các sự kiện mang tính truyền thống. Tuy rằng trong đó có một vài lễ hội có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chúng đã trải qua nhiều sự thay đổi bởi sự hoà trộn của văn hoá địa phương.

các lễ hội ở Nhật Bản
Không giống như những người dân có nguồn gốc Đông Á, Tết Truyền thống Nhật Bản không tổ chức Tết âm lịch mà đã được thay thế bằng Tết dương lịch từ cuối thế kỉ 19. 

Các lễ hội ở Nhật Bản

Các lễ hội ở Nhật Bản thường được tổ chức với 1 hoặc 2 sự kiện chính, gồm các hoạt động ăn uống, giải trí và các trò chơi đầy màu sắc. Một vài lễ hội khác thì được tổ chức quanh đền chùa, và những cuộc thi thể thao xung quanh. Hãy cùng Tournhatban.com tìm hiểu một số lễ hội đặc trưng của đất nước mặt trời mọc và chuẩn bị lựa chọn cho mình một tour du lịch Nhật bản giá rẻ thích hợp với mình nhất nhé.

Các lễ hội nhiều ngày

• Setsubun : phân mùa (bắt đầu mỗi mùa trong năm)
• Ennichi : lễ hội chùa (ngày linh thiêng này có liên hệ đến Kami hay Buddha)

Các lễ hội có ngày cố định

• Seijin Shiki : Ngày thêm tuổi mới (Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của tháng 1)
• Hinamatsuri : Lễ hội búp bê (ngày 3 tháng 3)
• Hanami : Lễ hội ngắm hoa (cuối tháng 3 đầu tháng 4)
• Tanabata : Lễ hội sao (ngày 7 tháng 7)
• Shichi-Go-San: Lễ hội cho trẻ ở độ tuổi 3, 5,7 (ngày 15 tháng 11)
• Ōmisoka : Đêm giao thừa (31 tháng 12)

Mừng năm mới

Lễ mừng năm mới Oshōgatsu là lễ hội thường niên, quan trọng và phức tạp ở Nhật được tổ chức tử ngày 1-3 tháng 1. Trước ngày mừng năm mới, nhà cửa được lau dọn, nợ nần được trả, và osechi được mua hoặc chuẩn bị. Thức ăn osechi là những thức ăn truyền thống được chọn vì kiểu dáng và màu sắc, hoặc đôi khi là những cái tên may mắn với hy vọng mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân trong suốt thời gian năm mới, ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Những ngôi nhà được trang trí và lễ hội được tổ chức để gia đình tụ họp, thăm đền chùa và gọi điện hỏi thăm bạn bè cùng người thân. Ngày đầu tiên của năm mới (ganjitsu) thường được sử dụng để ở bên các thành viên còn lại của gia đình.
Mọi người đều cố thức và ăn toshikoshisoba, mì soba lúc nửa đêm rồi đến chùa đạo Phật hay cầu nguyện ở các đền của đạo Shinto. Theo truyền thống thì mỗi người nên thăm ba đền hoặc chùa trong ngày đó. Đó được gọi là sansha-mairi. Ở cung điện hoàng gia lúc bình minh ngày 1 tháng 1, nhật hoàng sẽ hoàn thành một số lễ nghi shihohai, được tổ chức trang trọng, trực tiếp tại các đền chùa và lăng tẩm hoàng gia để cầu “quốc thái dân an”. Vào ngày 2 tháng 1, dân chúng được cho phép vào thăm qua hoàng cung. Vào ngày 2 và 3, những người quen biết đến thăm hỏi và cùng uống otoso. Một vài trò chơi vào ngày Tết là kuruta, hanetsuki, tako age và komamawashi.
Người chơi tham gia chủ yếu để cầu mong sự may mắn cho cả năm. Trao đổi thiệp chúc cho năm mới là một nhu cầu quan trọng vào ngày Tết. Cũng có một khoảng lì xì dành cho trẻ con gọi là otoshidama. Các lối vào nhà ngày Tết được trang trí bằng kagami-mochivà kadomatsu

Lễ hội búp bê

Được tổ chức ngày 3/3 hàng năm, Lễ hội búp bê còn có những tên gọi đáng yêu khác là Sangatsu Sekku, Momo Sekku, Joshi no Sekku
Lễ hội búp bê
Đây là ngày những gia đình Nhật cầu mong sự hạnh phúc và giàu có cho những bé gái và giúp đảm bảo rằng chúng sẽ lớn lên khoẻ mạnh và xinh đẹp. Lễ hội được tổ chức cả ờ trong nhà lẫn ngoài bãi biển. Cả hai phần đều có ý nghĩa bảo vệ tâm hồn những bé gái khỏi tà ma. Những bé gái sẽ mặc những bộ kimono đẹp nhất và đến thăm nhà bạn bè. Những bậc thang để trưng bày hina ningyō được đặt trong nhà và các gia đình tổ chức lễ hội với bữa ăn đặc biệt với hishimochi và shirozake.

Lễ hội văn hoá Nhật Bản Bunkasai

Lễ hội Bunkasai hàng năm được tổ chức ở hầu hết các trường học trên toàn Nhật Bản từ trường trung học đến đại học, nơi mà học sinh thể hiện những thành công thường ngày. Mọi người muốn đến trường để xem hoạt động trường học và không khí ở đó. Cha mẹ cũng muốn đến chứng kiến những thành quả của con mình.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người đến lễ hội văn hoá vì sở thích. Thức ăn được phục vụ ở những lớp học hoặc phòng tập thể dục. Chúng được trang trí giống như các nhà hàng và quán cà phê tạm thời. Khiêu vũ, nhạc hội và diễn kịch có thể được biểu diễn bởi những cá nhân tình nguyện hoặc các câu lạc bộ của trường như câu lạc bộ khiêu vũ, nhóm ca hát, nhóm nhạc cụ, và câu lạc bộ kịch.
Lễ hội văn hoá là một hoạt động vui chơi nhưng gần như cũng là cơ hội duy nhất mỗi năm cho những học sinh tìm hiểu cuộc sống ở những ngôi trường khác. Nó cũng là một dịp để làm giàu cuộc sống con người bằng các mối quan hệ xã hội.

Hanami

Lễ hội Hanami được diễn ra trong khoảng tháng 4, du khách đến đây sẽ được tham quan và dã ngoại để thưởng thức hoa, đặc biệt là hoa anh đào rất được ưa chuộng. Ở một vài nơi, tiệc thưởng hoa được tổ chức vào một ngày truyền thống cố định. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong suốt mùa xuân. Nghệ thuật thưởng hoa này đã có một tầm quan trọng lâu dài trong văn học, ca múa và nghệ thuật của người Nhật. Ikebana cũng là một phần thiết yếu trong văn hoá Nhật và được phổ biến rộng rãi trong xã hội hiện nay. Một vài hoạt động chính trong thời gian lễ hội này là chơi trò chơi, nghe dân ca, trình diễn hoa, diễu hành, nhạc hội, kimono, những sạp bán thức ăn và những thứ khác, những đám rước tuyệt đẹp và các nghi thức tôn giáo. Những gia đình thường đi ra ngoài để ngắm hoa anh đào.

Lễ hội “7-5-3″

Lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 9, những cậu bé năm tuổi và những cô bé ba hoặc bảy tuổi được đưa đến các đền thờ địa phương để cầu xin cho sự yên bình và sức khoẻ trong tương lai. Lễ hội bắt nguồn từ niềm tin rằng những đứa trẻ ở độ tuổi này rất dễ gặp phải những điều không may và vì lẽ đó cần một sự bảo vệ của thần linh. Chúng thường mặc trang phục truyền thống vào dịp này và thăm đền thờ. Nhiều người mua chitose-ame được bán tại các chùa.

Tanabata

Nó có nguồn gốc từ một truyện truyền thuyết dân gian Trung Quốc kể về 2 ngôi sao Weaver Star. Họ là những người yêu nhau nhưng chỉ gặp nhau đúng một lần trong năm và đêm thứ 7 của tháng 7 miễn là sông Ngân Hà không có mưa hoặc lũ. Cái tên Tanabana đến từ tên một thiếu nữ đồng trinh được tin là đã may trang phục cho các vị thần. Người ta thường viết những điều ước và khát vọng tình yêu lên một tờ giấy dài và treo lên một nhành trúc với những món đồ trang sức nhỏ.

Ōmisoka

Lễ hội được tổ chức vào ngày 31 tháng 12, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa (Ōsōji) để chào đón năm mới với mục đích tránh những thứ ô uế làm ảnh hưởng. Nhiều người thăm đền chùa để nghe 108 tiếng chuông rung vào nửa đêm (joya no kane). Điều đó thông báo năm cũ đã qua và năm mới bắt đầu. Bởi vì tín đồ Phật giáo tin rằng con người phải trải qua 108 dục vọng và đam mê (bonnō). Cứ một tiếng chuông rung lên là một dục vọng sẽ qua. Ngoài ra người ta thường ăn zaru-soba với hy vọng vận mệnh gia đình sẽ dài lâu như sợi mì vậy.
Nguồn: daythi.vn

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Khám phá các lễ hội ở Nhật Bản mùa Thu

Mùa thu là mùa của các lễ hội ở Nhật Bản được tổ chức thường xuyên, những cuộc thi đấu thể thao và các hoạt động vui chơi trên khắp đất nước. Ghé thăm Nhật Bản vào mùa thu, du khách sẽ mãn nhãn với những cảnh đẹp và lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Các lễ hội ở Nhật Bản mùa Thu

Trong các tour du lịch Nhật Bản mùa thu du khách sẽ được hưởng một không khí của các lễ hội ở Nhật Bản truyền thống thực sự bởi người dân Nhật còn tổ chức rất nhiều lễ hội trên khắp đất nước để thể hiện sự biết ơn về một vụ mùa bội thu. 

Lễ hội ở thị trấn Tanagura

Lễ hội này diễn ra vào ngày 12 đến 13/10  ở thị trấn Tanagura. Vào dịp lễ hội, người dân sẽ đứng trên những con thuyền được trang trí rất đẹp, cùng nhau đánh trống và hát múa. Các thanh niên trai tráng đứng trên những con thuyền được trang trí rực rỡ, cùng đánh trống hát múa.

Hội thao Taiiku-no-hi

Có rất nhiều lễ hội ở Nhật bản diễn ra vào mùa thu, như lễ hội “Taiiku-no-hi” (lễ hội thể thao) tổ chức vào ngày thứ hai trong tuần thứ hai của tháng 10. Nhiều hội thao được tổ chức ở các trường học và thị trấn để nâng cao ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của người dân.

Lễ hội cười Warai Matsuri

Lễ hội cười Warai Matsuri dễn ra ngày 12/10 tại thị trấn Hidakagawa, tỉnh Kawayama. Lễ hội này rất đặc biệt, một người bê đồ lễ dẫn đầu đoàn diễu hành, tiếp sau đó là một yêu tinh mũi dài gọi là “tengu”, một con quỷ “oni” nối tiếp là đoàn người nhảy điệu “sasaramai” tất cả đều hô vang “cười, cười”. 

Lễ hội trẻ em Shichi-go-san

Lễ hội Shichi-go-san diễn ra vào ngày 15/11 hàng năm, đây là lễ hội truyền thống ở Nhật Bảndành cho trẻ em 3, 5, 7 tuổi. Những gia đình có trẻ trong độ tuổi sẽ đến đền, chùa để cầu sức khỏe, mong các bé sẽ “hay ăn chóng lớn”. Trẻ con mặc kimono và được người lớn tặng “chitose-ame” (những cây kẹo dài) tượng trưng cho sự trường thọ.

Ngày hội văn hóa Bunkano-hi

“Bunkano-hi” hay còn gọi là ngày hội Văn hóa Nhật Bản hàng năm được tổ chức vào ngày 3/11 với mục đích quảng bá văn hóa muôn màu của đất nước. Rất nhiều hoạt động trình diễn nghệ thuật, diễu hành và trao giải thưởng cho những nghệ sĩ, nhân vật có cống hiến thúc đẩy nền văn hóa diễn ra vào ngày này.
Nguồn: tournhatban.com