Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Nhật Bản tái khởi động chương trình kích cầu du lịch Go to Eat

 Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, chính quyền thủ đô của Nhật Bản đã bắt đầu tái khởi động chương trình kích cầu ăn uống mang tên “Go to Eat” sau 2 năm gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

"Go To Eat" là chương trình cung cấp các phiếu ăn uống dưới dạng phiếu điện tử hoặc phiếu giấy, trong đó chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ 25% số tiền bỏ ra mua phiếu.

Kể từ ngày 26/10, khách hàng có thể sử dụng trang mạng trực tuyến chuyên dụng để đăng ký mua các phiếu ăn dưới dạng điện tử sử dụng tại các cửa hàng ăn uống thuộc thủ đô Tokyo

Đối với loại hình phiếu ăn bằng giấy, các chương trình đăng ký và bốc thăm sẽ được bắt đầu kể từ ngày 10/11, thông qua điện thoại hoặc các tờ quảng cáo.

Thủ đô Tokyo đã triển khai chương trình "Go To Eat" kể từ tháng 11/2020, tuy nhiên chỉ sau 1 tuần chương trình này đã phải tạm ngừng do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Theo thông tin từ đơn vị nhận ủy thác tái triển khai chương trình, giá trị số phiếu ăn điện tử dành cho khách hàng trong chiến dịch kích cầu ăn uống lần này vào khoảng 12,5 tỷ yen (khoảng 0,085 tỷ USD) và giá trị phiếu ăn uống bằng giấy là 33,1 tỷ yen.

Chương trình sẽ kéo dài đến cuối tháng 12/2022 và sẽ kết thúc sau khi số phiếu được bán hết. Ngoài ra, không chỉ khách hàng tại Tokyo mà cả người dân sống ở các địa phương khác cũng có thể đăng ký, tham gia bốc thăm.

"Go To Travel" và "Go To Eat" là hai chương trình kích cầu ăn uống và du lịch được Chính phủ Nhật Bản khởi động từ năm 2020, nhưng sau đó, Chính phủ Nhật Bản đã phải tạm dừng để thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự lây lan của dịch COVID-19.

Cùng với xu hướng dịch COVID-19 dần được kiểm soát thời gian gần đây, Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy tái khởi động các chương trình này để phục hồi nền kinh tế vốn chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh./.

Nguồn: vietnamplus

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

Lý giải việc giá khách sạn tại Nhật Bản đang tăng cao

  Các khách sạn ở Nhật Bản đã được đặt trước 60% đến 70% khi chính phủ công bố chương trình hỗ trợ du lịch cho người dân.



Giá phòng khách sạn của Nhật Bản đã tăng vọt kể từ khi quốc gia này tung ra các biện pháp để khuyến khích người dân đi du lịch cũng như mở cửa biên giới chào đón du khách nước ngoài. Theo dự kiến, lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng cao trong những tháng tới và điều đó có thể góp phần khiến giá phòng khách sạn tiếp tục duy trì ở mức cao.

Thực trạng này diễn ra vào thời điểm nhu cầu đi lại bị dồn nén trong đại dịch dần hồi phục và lạm phát tại Nhật khiến chi phí của nhiều loại hàng, hóa, dịch vụ tăng lên.

Một nhân viên tại một nhà trọ truyền thống ở thị trấn bãi biển Shirahama thuộc tỉnh Wakayama, cho biết: "Giá phòng ở khu vực này đã tăng từ 10% đến 20% so với tháng 9 và đầu tháng 10. Chúng tôi không còn nhiều phòng cho những khách hàng không đặt từ trước".

Trong tháng này, Nhật Bản đã tung ra một chương trình giảm giá dành cho người dân đối với nhiều chuyến du lịch, từ những chuyến du lịch trọn gói và phương tiện đi lại đến trải nghiệm mua sắm và ăn uống tại nhà hàng. Những người tham gia có thể nhận được tới 11.000 yên (75 USD) giảm giá và phiếu giảm giá mỗi ngày trong tuần.

Mặc dù vậy, theo Nikkei, sự hỗ trợ của chính phủ và nhu cầu tăng cao không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc giá phòng lưu trú tại Nhật Bản tăng.

Một người quản lý của một khách sạn ở thành phố Nagoya chia sẻ: "Việc này không phải phần lớn là do sự hỗ trợ của chính phủ hay nhu cầu du lịch tăng mà do chi phí nhiều thứ tăng cao đã buộc chúng tôi phải tăng giá phòng".

Theo cơ quan Du lịch của Nhật Bản, sau khi đại dịch bùng phát, các khách sạn ở Nhật Bản gần như trống rỗng với công suất thuê giảm xuống 13,2% vào tháng 5 năm 2020 và duy trì ở mức yếu cho đến khi phục hồi lên mức 50% vào tháng 8 năm nay. Không có khách du lịch quốc tế, nhiều nhà điều hành khách sạn đã vật lộn để sinh tồn trong thời gian qua.

"Chúng tôi đã giảm giá phòng trong thời gian đại dịch. Bây giờ, khi nhu cầu đang phục hồi, chúng tôi cần giá phòng tăng trở lại", một giám đốc cho biết.

Chính vì điều này, một số du khách đang cân nhắc và điều chỉnh kế hoạch du lịch của mình.

Một người phụ nữ 49 tuổi đang muốn nghỉ tại một khách sạn ở Shirahama cho biết: "Giá mỗi đêm cao hơn khoảng 10.000 yên trong khu vực này. Sau khi phát hiện ra khách sạn đã được đặt hết từ giờ đến cuối năm, tôi đang xem xét đi nghỉ ở một khu vực khác".

Giá khách sạn tăng cao đang khiến các cơ quan chức năng của Nhật Bản lo ngại. Ông Tetsuo Saito - Bộ trưởng Bộ đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, cho biết: "Nếu nhận thấy giá phòng ở mức cắt cổ, chúng tôi sẽ xử lý với sự hợp tác của chính quyền các tỉnh. Quận Iwate đang đặt ra một mức giới hạn, cho biết mức tăng giá hợp lý sẽ là 'gần gấp đôi mức thông thường'".

Các khách sạn đã được đặt trước 60% đến 70% khi chính phủ công bố chương trình hỗ trợ du lịch, giám đốc cấp cao của một trang web đặt phòng du lịch cho biết. Ông nói: "Các khoản trợ cấp đã tạo ra 'mức độ nhu cầu không thể tưởng tượng được về nhu cầu', giúp lấp đầy số phòng còn lại".

"Chúng tôi bận rộn như mùa cao điểm, nhưng giá phòng chỉ bằng khoảng 90% so với năm 2018", một quản lý tại khách sạn Nagoya Marriott Associa cho biết.

Nguồn: Nikkei


Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

Lễ hội phao siêu độc đáo chỉ có ở Nhật Bản

 Lễ hội Neputa sẽ là trải nghiệm đưa du khách tới thế giới đầy sắc màu, đậm chất xứ sở hoa anh đào với những chiếc phao khổng lồ và nhiều hình thù ấn tượng.

Khác với bất kỳ lễ hội nào khác trên thế giới, lễ hội Neputa là cuộc diễu hành những chiếc phao khổng lồ trên đường phố. Sự kiện thường được tổ chức tại ba thành phố Amori, Hirosaki và Goshogawara (Nhật Bản). Lễ hội Neputa dần trở thành một địa điểm quen thuộc của du khách khi đến với Nhật Bản vào tháng 8 hàng năm, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 7. 

Không chỉ gây ấn tượng với kích thước khổng lồ, những chiếc phao nhiều màu sắc còn tạo dấu ấn nhờ thiết kế phức tạp, được lấy cảm hứng từ lịch sử, truyền thuyết và văn hóa Nhật Bản. Cụ thể, hình ảnh thường gặp ở lễ hội là samurai, quái vật và các nhân vật thần thoại.

Những chiếc phao này có tên tiếng Nhật là tachineputa, với "tachi" có nghĩa là "đứng", trong khi "neputa" miêu tả hình dạng của những chiếc phao nhiều sắc màu. Tachineputa càng trở nên đặc biệt tại thành phố Goshogawara. Chúng được di chuyển bằng cách kéo dây thừng và thay đổi hướng bằng cách xoay, dù phải đi qua những con phố hẹp. 

Theo Japan Travel, mỗi chiếc tachineputa có thể nặng tới 19 tấn với chiều cao khoảng 23 m, tương đương với một tòa nhà 7 tầng. Những chiếc phao khổng lồ được thiết kế 3D sinh động và chi tiết với màu sắc hài hòa. Mỗi chiếc phao được nổi bật với tông đỏ ấn tượng, được sử dụng nhiều trong những sự kiện truyền thống của xứ sở hoa anh đào.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng sự kiện truyền thống này có một thời gian dài "biến mất" trong danh sách những lễ hội truyền thống của Nhật Bản. Theo Oddity Central, lễ hội Neputa được ghi nhận bắt đầu xuất hiện từ năm 1907. Thời gian đầu, đây là cuộc đua giữa các địa chủ giàu có. Tuy nhiên, vào những năm 1920, các đường dây cao áp xuất hiện. Những chiếc phao khổng lồ bị mắc vào các dây điện, gây ra hỏa hoạn và phá hủy các bản thiết kế ban đầu. 

Trên con phố nơi các cuộc diễu hành được diễn ra, không khí được khuấy động hơn bao giờ hết. Cũng theo Japan Travel, bên cạnh âm nhạc và tiếng trống taiko vang rền giữa bầu trời đêm, những người tham gia lễ hội sẽ hô to "yatte-mare, yatte-mare!", nghĩa là "hãy lấy chúng đi!". Điều này đã bắt đầu khi lễ hội Neputa còn là những cuộc thi giữa các nhóm, tiếng hô thể hiện quyết tâm chiến thắng của từng nhóm tham gia thi đấu. 

Không thiếu những lễ hội với các cuộc diễu hành ấn tượng, đầy sắc màu, nhưng chắc chắn sẽ không nơi nào có lễ hội phao khổng lồ ấn tượng như lễ hội Neputa của Nhật Bản. Có thể nói đây là một trong những dấu ấn đậm chất Á Đông đặc biệt mà du khách không thể bỏ qua khi có cơ hội ghé thăm xứ sở mặt trời mọc vào thời điểm lễ hội Neputa diễn ra

Nguồn: Zingnews

Nhật Bản sẽ tạo điều kiện cho khách du lịch Việt Nam

Hội thảo Du lịch Nhật Bản chính là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật những thông tin, điểm đến, sản phẩm mới và phù hợp để chủ động triển khai các kế hoạch, chương trình du lịch kết nối hai nước.

Chiều 24/10, tại Hà Nội, Cơ quan Xúc tiến du lịch Nhật Bản tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Du lịch Nhật Bản. Đây là sự kiện nhằm cung cấp thông tin, cập nhật về tình hình du lịch Nhật Bản cũng như các chính sách nhập cảnh hiện tại, giới thiệu chương trình, sản phẩm dịch vụ du lịch.


Tại Hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Hà Văn Siêu cho biết, nhờ có nhiều nét văn hóa tương đồng với người dân Nhật Bản, cùng sự đa dạng, phong phú của sản phẩm du lịch từ văn hóa, di sản, sinh thái đến các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp trải dài từ Bắc đến Nam, phù hợp với sở thích và nhu cầu của người Nhật Bản, Việt Nam đã và đang đón nhận sự quan tâm lớn từ người dân Nhật Bản. Ngược lại, Nhật Bản cũng trở thành một trong những điểm đến du lịch ưa thích của du khách Việt Nam.

Năm 2019, Việt Nam đón được con số kỷ lục với gần 1 triệu lượt khách du lịch Nhật Bản và đã có gần 500.000 lượt khách Việt Nam đi du lịch Nhật Bản. Xác định Nhật Bản là một trong những thị trường trao đổi khách trọng điểm, ngay sau khi mở cửa lại hoàn toàn các hoạt động du lịch từ ngày 15/3/2022, Tổng cục Du lịch đã triển khai hàng loạt các biện pháp phục hồi và phát triển du lịch liên quan đến chính sách, thủ tục xuất nhập cảnh, xúc tiến quảng bá.

Ngành du lịch Việt Nam đã đón gần 1,9 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2022, trong đó có trên 96 nghìn lượt khách du lịch Nhật Bản, tăng 16 lần so với cùng kỳ năm 2021.


Hội thảo Du lịch Nhật Bản chính là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật những thông tin, điểm đến, sản phẩm mới và phù hợp để chủ động triển khai các kế hoạch, chương trình du lịch kết nối hai nước. Các chính sách về xuất nhập cảnh giữa hai nước trở nên thuận lợi hơn sẽ góp phần thúc đẩy sự trao đổi khách giữa Việt Nam và Nhật Bản, hướng tới phát triển nhanh và bền vững.


Ông Kurose Yasuo, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam vui mừng thông báo, Nhật Bản đã chính thức mở cửa lại du lịch từ ngày 11/10/2022. Cùng với đó là việc nước này nới lỏng các hạn chế về đi lại du lịch, thể hiện ở 3 điểm chính: Dỡ bỏ quy định về giới hạn nhập cảnh đối với du khách người nước ngoài. Du khách nước ngoài tới Nhật Bản theo du lịch trọn gói hay du lịch tự túc đều có thể nhập cảnh Nhật Bản; Quy định về giới hạn số người nhập cảnh Nhật Bản trong 1 ngày tối đa là 50.000 người cũng đã được dỡ bỏ; Các chuyến bay quốc tế tới các sân bay ở địa phương sẽ lần lượt được nối chuyến trở lại như trước khi có dịch COVID-19.


Sau khi quy định nhập cảnh được nới lỏng, Đại sứ quán Nhật Bản sẽ nỗ lực để có thể cấp thị thực cho càng nhiều du khách trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện cho du khách tận hưởng chuyến thăm Nhật Bản đã lên kế hoạch.


Ông Kurose Yasuo bày tỏ hy vọng lượng khách du lịch hai chiều sẽ được hồi phục mạnh trong năm 2023 - dấu mốc kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam, được kỳ vọng sẽ mở ra một thời đại mới của hai nước, hợp tác chặt chẽ thúc đẩy mối quan hệ Nhật Bản - Việt Nam lên một tầm cao mới.


Cũng trong khuôn khổ của buổi Hội thảo, đại diện các hãng hàng không của Nhật Bản là Japan Airlines (JAL) và All Nippon Airways (ANA) đã giới thiệu về kế hoạch hoạt động, kết nối đường bay và các chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành cho khách du lịch.

Nguồn: dangcongsan.vn

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Chặng đường biến đảo Jeju thành thiên đường du lịch

Hằng năm, Đảo Jeju của Hàn Quốc đón khoảng 10 triệu du khách nước ngoài đến tham quan, mục tiêu các năm tới là thu hút được 14 triệu lượt khách/năm.

Chặng đường biến đảo Jeju trở thành thiên đường du lịch của Hàn Quốc

Từ hòn đảo hoang trở thành thiên đường

Xem thêm tin: Hàn Quốc miễn phí Visa du lịch cho khách Việt Nam đến hết năm 2016

Hàn Quốc đã khiến cho đảo Jeju thay đổi đến chóng mặt, lộ trình này nằm trong kế hoạch “Biến đảo Jeju thành thiên đường du lịch Hàn Quốc“. Từ hơn 10 năm trước, chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ một khoản tiền không hề nhỏ cho các kênh truyền hình lớn khéo léo đưa hình ảnh hòn đảo Jeju vào các bộ phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng. C như MBC, KBS để làm phim quảng bá du lịch cho nước nhà.


Hàn Quốc không làm ra các bộ phim giới thiệu trực tiếp về Jeju mà họ khéo léo lồng ghép các cảnh đẹp trên đảo Jeju thành bối cảnh của nhiều bộ phim truyền hình với motif chung là các nhân vật chính yêu nhau, kết hôn rồi đi hưởng tuần trăng mật lãng mạn trên đảo Jeju.



Ít ai ngờ được rằng, hòn đảo vốn là nơi tù đày giờ lại tấp nập khách du lịch và đang hướng tới trở thành một thiên đường du lịch của Hàn Quốc. Điều đặc biệt là các du khách đáp chuyến bay thẳng tới đảo Jeju sẽ được miễn thị thực nhập cảnh, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ du lịch của chính phủ Hàn Quốc khiến giá tour du lịch đảo Jeju cho khách du lịch nước ngoài rẻ như đi du lịch trong nước, nhờ đó lượng khách đến đây ngày càng tăng cao.


Ngày nay, trên đảo Jeju có một điểm nhấn mới đó là khách sạn Lotte được thiết kế với kiến trúc như thiên đường. Sân vườn nơi đây được bài trí như vườn thượng uyển. Đặc biệt, tối đến, các chương trình hòa nhạc cổ điển với các giọng ca opera thánh thót, náo nhiệt tới tận đêm khuya…

Từ thiên đường du lịch đến thung lũng silicon


Không ăn mày dĩ vãng, ngay sau khi hoàn thành mục tiêu “biến đảo Jeju trở thành Thiên đường du lịch” thì lại tiếp tục hoạch định để biến Jeju trở thành hòn đảo xanh, thung lũng Silicon của Hàn Quốc. Một phần diện tích của đảo hiện đã được quy hoạch để trồng trà xanh làm nguyên liệu chế xuất dòng mỹ phẩm thiên nhiên đang được ưa chuộng trên toàn thế giới.


Mới đây, đích thân nữ tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã lên tiếng kêu gọi và các cơ quan bộ ngành chung tay để đạt mục tiêu “biến Jeju trở thành điểm du lịch thông minh“. Các chính sách đãi ngộ nhân tài được đưa ra, chính sách cấp nhà ở miễn phí hoặc mua giá rẻ được áp dụng với các chuyên gia làm việc trên đảo.

Để chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi đến đảo Jeju bạn có thể tham khảo qua bài viết Kinh nghiệm du lịch đảo Jeju Hàn Quốc tiết kiệm để tìm hiểu trước mọi thông tin cần thiết nhé!

Nguồn: tournhathan.vn/tours/tour-han-quoc

Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

22 điều sẽ khiến bạn yêu thích khi đến du lịch Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước nhiều điều thú vị với nền văn hóa và ẩm thực vô cùng đa dạng. Video dưới đây là tổng hợp 22 điều được du khách đặc biệt yêu thích khi đến du lịch Nhật Bản.

Tổng hợp 22 điều cuốn hút mọi người nhiều nhất khi đến du lịch Nhật bản. Rất có thể, sau khi xem xong đoạn Video dưới đây bạn lại muốn xách balô lên và bay ngay đến Nhật đó nhé

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Lên Sapa ngắm sắc hoa anh đào Nhật Bản

Nếu lên du lịch Sapa mỗi dịp đầu đông trong những năm gần đây chắc hẳn các bạn không còn lạ gì với hình ảnh những cây hoa anh đào Nhật bản trên Sapa đua nhau khoe sắc.

Sắc hoa anh đào Nhật Bản ở Sapa đua nhau khoe sắc

Được hội hữu nghị Việt – Nhật tặng giống nhân dịp 100 năm du lịch Sapa (1903-2003), những cây hoa anh đào Nhật Bản được trồng và chăm sóc chu đáo ngay sau nhà thờ đá Sapa, trên khu du lịch sinh thái Hàm Rồngvà khuôn viên UBND huyện Sapa cùng với thổ nhưỡng thích hợp nên những năm gần đây du khách đã có cơ hội chiêm ngưỡng sắc hoa anh đào ngay tại Việt Nam. Đây thực sự là cơ hội tuyệt vời dành cho các bạn trẻ chưa có cơ hội và điều kiện để đặt cho mình một tour du lịch Nhật Bản nhưng lại muốn khám phá và chiêm ngưỡng sắc hoa anh đào.
Những cây anh đào trồng ở Sapa là được Hội hữu nghị Nhật – Việt tặng nhân dịp kỷ niệm 100 năm du lịch Sapa
Từ những cây hoa anh đào được tặng, huyện Sa Pa và Vườn quốc gia Hoàng Liên đã cho nhân giống hàng ngàn cây khác trồng xung quanh hồ trung tâm thị trấn Sa Pa và các nhà hàng, khách sạn và thậm chí cả nhà dân trong huyện.
Rực rỡ sắc hoa anh đào trên đất Sapa
Hàng năm, khoảng vào dịp tháng 12 dương lịch, những cây hoa anh đào Nhật Bản lại đua nhau nở hoa rực rỡ tạo nên một vẻ đẹp rất riêng cho Sa Pa khiến mọi du khách phải ngỡ ngàng.
Hoa anh đào Nhật Bản hiện đã được nhân giống và trồng nhiều, thậm chí cả nhà dân
Những cây hoa anh đào Nhật Bản trồng ở Khu du lịch sinh thái núi Hàm Rồng và trong khuôn viên văn phòng UBND huyện Sa Pa nở đẹp không kém gì những cây được trồng trên đất Nhật Bản.

Kỳ lạ với món trứng đen trường thọ ở Nhật Bản

Là một đặc sản nổi tiếng vùng Hakone, chính nhờ món trứng đen trường thọ này mà thung lũng Owakudani trở thành một trong những điểm hấp dẫn và thu hút du khách. Theo tương truyền của người dân nơi đây thì ăn mỗi một quả trứng đen sẽ giúp con người tăng được thêm những bảy năm tuổi thọ. Du khách du lịch Nhật Bản đến đây bởi tính hiếu kì và muốn được thưởng thức trứng đen để có được “cuộc sống trường thọ”.

Món trứng đen kỳ lạ ở Nhật Bản


Thung lũng Owakudani thực chất là một miệng núi lửa vẫn còn hoạt động và vẫn còn tồn tại những mạch nước nóng lưu huỳnh. Sở dĩ có trứng đen là do sự phản ứng hóa học của vỏ trứng khi luộc trong các hồ nước nóng có chứa lưu huỳnh, đồng thời cũng tạo nên hương vị đặc biệt cho nó.

Trứng đen được luộc trong các suối nước nóng trong vòng 1 tiếng ở nhiệt độ khoảng 80 độ C, các chất sắt có trong nước ngấm vào vỏ trứng tạo nên màu đen. Khi có được màu đen rồi những quả trứng này sẽ lại được hấp trong lò khoảng 15 phút với nhiệt độ 100 độ C


Cả thung lũng nước nóng Owakudani có mùi như trứng thối bởi hai hợp chất H2S và SO2 nhưng vẫn hấp dẫn du khách bởi những quả trứng đen vô cùng đặc biệt


Những quả trứng màu trắng khi luộc trong hồ nước nóng thung lũng Owakudani trở thành màu đen và có hương vị vô cùng đặc trưng bởi lưu huỳnh.


Giá cho một túi 6 quả trứng đen ở đây thường được bán với giá 500 yen (khoảng 90.000 vnđ).


Các du khách hiếu kì kéo nhau đến để tận mắt chứng kiến cách luộc trứng và thưởng thức món trứng đen đặc biệt này


Tương truyền rằng, ăn một quả trứng đen sẽ giúp tăng thêm 7 năm tuổi thọ

Nếu có dịp đi du lịch Nhật bản thì bạn đừng quên tới đây và thưởng thức món trứng vô cùng đặc sắc này nhé!

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Tìm hiểu về các trò chơi truyền thống của Nhật bản

Mặc kệ sự phát triển và sự thay đổi nhanh đến chóng mặt của các loại hình trò chơi hiện đại thì những trò chơi truyền thống Nhật Bản vẫn khiến trẻ em cùng một phần người lớn say sưa. Các trò chơi truyền thống đều mang tính khuyến khích sự phát triển khả năng vận động và phối hợp giữa các giác quan và rèn luyện khả năng tập trung, sự khéo léo.

Các loại trò chơi truyền thống của Nhật Bản

Gợi ý: Mời các bạn xem thêm các tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ mừng năm mới 2016

Trò Karuta

Karuta có hình chữ nhật, giống với những bộ bài Tây, nhưng trong một hộp karuta có vài tá quân bài. Như một khía cạnh tiêu biểu cho văn hóa Nhật bản, chúng được in trên mình những hình ảnh, chữ viết, thậm chí cả những bài thơ.
Iroha karuta là một trong những cách chơi phổ biến của trò này, một người được chỉ định sẽ đọc những gì viết trên quân bài đó, trong khi đó những người cùng chơi ngồi xung quanh, chia bộ bài theo kí tự đầu tiên, hay một số từ cùng với một bức ảnh. Khi người được chỉ định bắt đầu đọc những từ ghi trên bài, các người chơi sẽ tìm ra quân bài tương xứng trong đống bài trước mặt. Người chiến thắng là người có nhiều quân bài nhất.

Trò Koma (Cù, con quay)

Cũng giống với trò con quay ở Việt Nam, để chơi trò Koma bạn phải làm cho nó quay bằng tay hoặc bằng một sợi dây buộc kín quanh thân con quay rồi ném vào con quay của đối phương ra ngoài cái vòng. Koma của Nhật Bản thường được làm bằng gỗ hoặc thép, được du nhập từ trung quốc cách đây hơn 1000 năm.
Trò Koma thịnh hành nhất ở Nhật Bản là trong thời Edo, Các trận đấu Koma rất thịnh hành. Ngày nay, đã có rất nhiều loại Koma được sản xuất tại Nhật Bản, bao gồm cả những loại quay gây tiếng ồn, hay những loại quay rất nhanh nữa.

Trò Kendama

Kendama là một loại đồ chơi truyền thống Nhật Bản được ưa chuộng và chơi phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Mang một ngoại hình đơn giản, nhưng Kendama là một trò chơi của sự kết hợp giữa trí tụê và sự khéo léo, có đến hơn 1000 kĩ thuật khác nhau để điều khiển trò Kendama, bạn sẽ phải điều chỉnh quả bóng đi đúng theo ý của mình.
Các bạn có thể bắt gặp những người chơi Kendama ở khắp mọi nơi và bất kì đâu, dù là nam hay nữ, già hay trẻ. Ngày nay Kendama đang là một môn thể thao được thi đấu trên toàn nước Nhật.
Các bạn tham gia chơi Kendama đều rất phấn khởi và nhiệt tình với trò chơi truyền thống của Nhật bản này. Các tiếng cười vui liên tục được cất lên.
Hiệp hội Kendama Nhật Bản mong muốn thúc đẩy giao lưu văn hóa bằng cách phát triển kendama trở thành môn thể thao nổi tiếng trên toàn thế giới .

Trò Menko (ném đĩa)

Memko là trò chơi chủ yếu dành cho các bé trai, xuất hiện ở Nhật Bản từ năm 1700. Những hình được in trên các đĩa thường là hình của những diễn viên, những nhân vật hoạt hình, những người nổi tiếng hoặc có thể là hình của những người chơi thể thao.

Trò Fukuwarai

Lễ hội mừng xuân ở Nhật sẽ không được trọn vẹn nếu thiếu đi trò chơi Fukuwarai, trong khi chơi, người chơi sẽ bị bịt mắt và được yêu cầu đặt những mảnh giấy có hình miệng, mũi, mắt, lông mày… lên đúng vị trí của một bức hình khuôn mặt chưa có mắt mũi gì cả.
Trò chơi này thịnh hành vào cuối thời Edo (1603-1868) , cho tới khoảng những năm 1960, người dân Nhật Bản, và hầu hết là trẻ em, mới bắt đầu chơi trò này ở nhà.

Trò Hanetsuki

Hanetsuki ra đời cách đây khoảng 500 năm, đây là trò chơi truyền thống dành riêng cho các bé gái Nhật BảnTrò Hanetsuki chơi gần giống với cầu lông, tuy nhiên không dùng lưới. Trò này được chơi rất thịnh hành trong một thời gian dài.
Cái vợt được làm từ gỗ, có hình chữ nhật và được gọi là hagoita, còn quả cầu được làm từ một hạt gắn lông chim.  Vợt hagoita được trang trí bằng nhiều hình ảnh: thiếu nữ trong trang phục kimono truyền thống, diễn viên kịch Kabuki, vân vân… Có nhiều trẻ em Nhật Bản chơi hanetsuki say sưa thì có rất nhiều người chỉ đơn thuần sưu tầm vợt hagoita để trang trí.
Hãy nhanh tay truy cập website của chúng tôi và đặt cho mình những tour du lịch Nhật bản giá rẻ với hành trình đầy hấp dẫn đến đến và tự mình cảm nhận và hòa mình vào những trò chơi truyền thống thú vị bạn nhé.